Hướng dẫn cách làm dầu gấc đơn giản tại nhà, dùng được lâu

Dầu gấc là nguyên liệu tự nhiên chiếm được cảm tình của hàng triệu bà nội trợ bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Và một trong những từ khóa được nhiều chị em quan tâm nhất hiện nay là cách làm dầu gấc tại nhà. Bởi vậy hôm nay, Vinpro sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến dầu gấc và cách làm dầu gấc ngon cho bé ngay tại nhà, cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Nguyên liệu cần thiết để làm dầu gấc

Nguyên liệu làm dầu gấc cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít các loại thực phẩm và gia vị sau:

  • 1,5kg gấc chín (khoảng 2 quả)
  • 300ml dầu dừa
  • Rượu trắng

Cách lựa chọn gấc ngon để làm dầu gấc

Dầu gấc mang đến nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Dầu gấc mang đến nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Trước khi bắt tay vào làm thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về cách lựa chọn gấc sao cho thơm ngon trước. Để có được mẻ dầu gấc chất lượng tốt thì khâu chọn được quả gấc là điều vô cùng quan trọng. Gấc có hai loại: tẻ và nếp, khi làm dầu gấc thì nên chọn loại gấc nếp để làm.

Gấc nếp thường sẽ nhỏ hơn gấc tẻ, gai cũng thưa hơn, thịt quả có màu vàng cam tươi. Khi mua gấc, bạn chú ý chọn những quả gấc có vỏ màu đỏ cam tươi, gai nở đều, cuống tròn, cứng màu xanh, khi cầm vào có cảm giác đầm tay và chắc tay. Đây là dấu hiệu cho thấy quả gấc vừa chín tới sẽ mang lại chất lượng tốt nhất cho lô dầu gấc của chúng ta. Những quả gấc khi bạn cầm vào sẽ có cảm giác hơi mềm, bề mặt vỏ có những vết thâm đen là những quả gấc đã quá chín, bạn nên tránh lựa chọn.

Hướng dẫn cách làm dầu gấc cho bé tại nhà

Bước 1: Sơ chế quả gấc

Sau khi chọn được quả gấc ưng ý, bạn rửa sạch quả gấc rồi cắt đôi. Phần đỏ của quả gấc bạn nạo ra, dàn đều trên khay. Sau đó bạn gọt bỏ gai, lấy phần thịt màu vàng cam, cắt thành hạt nhỏ. Nếu gấc không quá cứng thì dùng thìa nạo, nạo gấc sẽ nhanh hơn rất nhiều. Tiếp theo, bạn đem múi gấc và và phần thịt gấc phơi trong gió hoặc dưới nắng khoảng 4 – 6 tiếng để gấc khô lại.

Tách phần thịt gấc ra khỏi vỏ rồi trải đều ra mâm phơi
Tách phần thịt gấc ra khỏi vỏ rồi trải đều ra mâm phơi

Xem thêm: Chia sẻ 3 cách làm siro mận ngâm đường tại nhà ngon nhất

Nếu mùa mưa không sấy được hoặc sợ bụi bám vào thì có thể cho gấc vào tủ lạnh từ 6-8 tiếng hoặc để qua 1 đêm. Bước này sẽ giúp chúng ta tách hạt và lấy phần thịt của quả gấc dễ dàng hơn.

Nếu bạn muốn phơi quả gấc ngoài trời, hãy nhớ chỉ nên phơi ở nơi có gió hoặc nắng. Nếu phơi quả gấc dưới trời nắng gắt, nhiệt độ cao sẽ phá hủy các vitamin A, E tự nhiên có trong thịt gấc, phần dầu gấc sẽ không còn dinh dưỡng nữa. Gấc sau khi phơi khô, bạn hãy tách lấy phần thịt gấc, lấy phần thịt bọc lấy hạt để chuẩn bị nấu dầu gấc.

Bước 2: Nấu dầu

Để lấy được nhiều nước gấc hơn, bạn nên xay quả gấc trước khi nấu, nhưng không nên xay quá kỹ. Hãy cho phần cùi và quả gấc đỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với một nửa lượng dầu dừa và hai thìa rượu trắng. Rượu là một dung môi tốt sẽ giúp bạn lấy được nhiều hơn phần màu đỏ từ quả gấc.

Sau khi xay xong, đổ hỗn hợp gấc vào nồi hoặc chảo sâu lòng rồi cho phần dầu dừa còn lại vào và trộn đều. Tiếp đến, cho lên bếp và đun sôi, khi sôi thì hạn nhỏ lửa.

Các bước làm dầu gấc
Các bước làm dầu gấc

Trong quá trình đun dầu gấc, bạn nhớ đảo liên tục để thịt gấc không bị cháy. Khi nấu dầu gấc, nhiệt độ lý tưởng là dưới 70˚C. Để nhiệt độ không tăng quá cao, sau một lúc đun, bạn nên tắt bếp để nguội rồi đun tiếp. Bạn đun như vậy khoảng 40 phút cho gấc ra hết dầu, thịt gấc se lại thì tắt bếp và để nguội.

Khi nấu dầu gấc, cần chú ý lựa chọn loại dầu dùng để nấu. Bạn có thể dùng dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương,… nhưng tốt nhất nên dùng dầu dừa. Bởi dầu dừa có nhiệt độ sôi thấp và bay hơi rất chậm, thích hợp để nấu dầu gấc trong thời gian dài, hạn chế việc dầu gấc bị cháy khét. Hơn nữa, dầu gấc nấu với dầu dừa, bạn có thể dùng làm nguyên liệu nấu ăn, đồng thời có thể chiết xuất và dùng làm tinh dầu dưỡng da.

Dùng rây cẩn thận lọc sàng phần thịt
Dùng rây cẩn thận lọc sàng phần thịt

Bước 3: Hoàn thành chai dầu gấc

Sau khi dầu gấc nguội, bạn dùng rây mắt nhỏ để lọc bã để lấy phần dầu gấc thành phẩm. Dầu gấc đạt tiêu chuẩn thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, tùy thuộc vào độ chín của quả gấc mà chúng ta sử dụng. Dầu sẽ có mùi thơm thoang thoảng của gấc và có độ sánh trong suốt không có cặn của thịt gấc, chú ý dùng rây cẩn thận lọc sạch phần thịt.

Cách bảo quản và sử dụng dầu gấc

Cũng như các loại dầu khác, bạn nên bảo quản dầu gấc lọ thủy tinh đậy kín và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm mất đi các dưỡng chất có trong dầu gấc.

Bạn có thể đóng dầu gấc thành từng hũ nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần cho tiện. Dầu gấc do mình tự làm sẽ không có chất bảo quản nên tốt nhất nên sử dụng trong vòng 3 tháng là vừa phải, sau khoảng thời gian này, chúng ta không nên luyến tiếc sử dụng nữa vì sẽ hại sức khỏe.

Bạn có thể bảo quản dầu trong lọ thủy tinh để dùng hằng ngày
Bạn có thể bảo quản dầu trong lọ thủy tinh để dùng hằng ngày

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm sữa chua dẻo tại nhà ngon như ngoài tiệm

Vì có màu đẹp và chứa nhiều chất dinh dưỡng nên dầu gấc thường được dùng làm nguyên liệu tạo màu khi nấu ăn. Nó thường được xuất hiện nhiều nhất trong các món canh chua, thịt rim, bò kho,… hoặc nấu cháo để tăng độ hấp dẫn. Vào những mùa không có gấc, bạn có thể dùng dầu gấc thay cho gấc tươi để đồ xôi hoặc nấu chè.

Những lưu ý khi sử dụng dầu gấc

Vì các chất dinh dưỡng trong dầu gấc có thể bị biến đổi dưới tác động của nhiệt cao, bạn chỉ nên cho dầu gấc vào món ăn sau khi đã nấu chín. Dầu gấc tuy chứa nhiều dưỡng chất bổ ích cho cơ thể nhưng không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng nó quá nhiều.

Nếu sử dụng dầu gấc làm nguyên liệu nấu ăn, chúng ta chỉ nên ăn dầu gấc 2-3 lần / tuần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê là đủ. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nhu cầu caroten cao gấp nhiều lần so với người lớn, bạn có thể bổ sung dầu gấc vào thực đơn cho bé, mỗi ngày không quá 1 thìa cà phê.

Nếu sử dụng dầu gấc quá thường xuyên, cơ thể chúng ta không thể tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng và một trong những nguy cơ cao là bạn có thể bị thừa vitamin A.

Ngoài ra, trong cách làm dầu gấc này, chúng ta nấu bằng dầu dừa và không sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào nên rất an toàn cho da. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu gấc như một loại tinh dầu để chăm sóc da. Bạn có thể trộn vài giọt dầu gấc với sữa tươi không đường để tạo thành dung dịch đắp mặt nạ hoặc sử dụng như một loại tinh dầu để massage da mặt vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Dầu gấc giúp dưỡng da hiệu quả
Dầu gấc giúp dưỡng da hiệu quả

Sử dụng dầu gấc thường xuyên và đều đặn không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa da mà còn mang đến một làn da đẹp, mịn màng không tỳ vết. Tuy nhiên, hạt gấc có chứa một số chất độc rất nguy hiểm có thể gây chết người. Các chất độc này có thể tiết vào rượu trong quá trình ngâm rượu. Vì vậy, rượu hạt gấc chỉ được khuyến khích sử dụng ngoài da dưới dạng bôi. Sau mỗi lần xoa rượu hạt gấc, bạn cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, tránh bị ngộ độc khi chạm vào miệng, thức ăn.

Trên đây, Vinpro đã chia sẻ tới bạn cách làm dầu gấc tại nhà với công thức cực kỳ đơn giản. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã nắm được công thức để làm dầu gấc rồi đúng không nào. Chúc các bạn thành công, để có một lọ dầu gấc làm tăng hương vị cho những món ăn trong gia đình mình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *